Nhà máy bia Sài Gòn - Phú Yên
Nhà máy bia Sài Gòn - Phú Yên
Văn phòng trông như một nhà Rông hoành tráng dáng vẻ Tây Nguyên bắt mắt du khách. Khởi công xây dựng từ trung tuần tháng 10 năm 1996, đến năm 1998, Nhà máy Bia Phú Yên mới chính thức đi vào sản xuất.
Phải bẩy năm sau, năm 2005 (thế là chậm, nhưng mà chậm còn hơn níu kéo mãi cơ chế cũ), Nhà máy tiến hành cổ phần hoá và liên doanh. Liên doanh với một trong những “anh cả đỏ” ngành Đồ uống Việt Nam, Tổng Công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (SABECO). SABECO góp vốn 51%, tỉnh Phú Yên 19%, CBCNV Nhà máy là cổ đông với tỷ lệ “khiêm tốn” 30%. Công ty Bia Phú Yên - Sài Gòn, công ty con của SABECO chuyển hướng sản xuất. Bốn phân xưởng sản xuất công nghệ CHLB Đức khá hiện đại, phân xưởng nấu, phân xưởng lên men, phân xưởng chiết và phân xưởng phụ trợ tận dụng tối đa công suất. Sản lượng hằng năm 18 triệu lít bia chai nhãn mác bia Sài Gòn, bia 333 lên tới 12 triệu lít! Và trong năm 2007 này đạt chỉ tiêu 20 triệu lít bia đóng chai.
Kĩ sư Hoàng Thanh Việt, Giám đốc điều hành cho chúng tôi biết: “Từ ngày cổ phần hoá và trở thành Công ty thành viên của SABECO, hơn 180 CBCNV Công ty, hầu hết là người vùng lúa, vùng biển Phú Yên, cần cù, chất phác đã có tư duy công nghiệp, tác phong công nghiệp khác hẳn trước kia. Ngay anh chị em bốn phòng chức năng, từ kĩ sư đến nhân viên kinh doanh, kế toán, tổ chức, hành chính... cũng không thể “lừ đừ” như hồi nào. Người nào việc ấy, giờ nào việc ấy, chính xác, khoa học, năng động. Ai cũng như bị cuốn theo nhịp điệu công nghiệp, coi sự nghiệp của Công ty như chính sự nghiệp của mình, cuộc sống bản thân mình”. “Thu nhập bình quân đầu người hàng tháng ra sao?” – Tôi hỏi. Kĩ sư Việt cười mủm mỉm, khoảng gần 3 triệu thôi, chưa phải cao lắm. Nhưng so mặt bằng sinh hoạt ở Phú Yên cũng không đến nỗi nào anh à...
Hoàng Thanh Việt là người kiệm lời, nhưng nhìn đôi mắt lấp lánh của anh, nghe tiếng cười hồn hậu của anh, tôi biết vị Giám đốc tuổi ngót ngũ tuần này còn lắm suy tư, tiềm tàng nhiều ý tưởng. Anh vốn người ở Tuy Hoà, tốt nghiệp khoa Hoá-Thực phẩm, trường Đại học Bách khoa TP. HCM, có mặt ngay từ những năm tháng Nhà máy còn chập chững. Thanh Việt nói, chị Trần Thị Tuyết Minh, Chủ tịch Hội đồng Quản trị của Công ty, nếu không bận công chuyện với Tổng Công ty trong Sài Gòn, chắc chắn sẽ cung cấp cho nhà báo nhiều vấn đề. Còn với tư cách Giám đốc điều hành, chỉ có thể trao đổi đôi điều vậy thôi. Lúc chia tay, tôi gặng hỏi thêm, kế hoạch từ nay đến 2010 thế nào, chỉ cần một con số thôi. Hoàng Thanh Việt giọng chắc nịch: 50 triệu lít/năm! Chà, gấp rưỡi bây giờ!
Đôi điều và một con số, nhưng thật lý thú. Lý thú nhất là từ cái mốc 2005, cổ phần hoá và liên doanh. Cổ phần hoá là xu hướng tất yếu thời kinh tế thị trường. Mỗi thành viên cổ đông đều có ý thức với đồng vốn mình đóng góp, với chất lượng sản phẩm mình làm ra, với chỉ tiêu sản lượng do chính mình đặt ra. Và liên doanh, liên kết cũng là một tất yếu, nhất là trên tiến trình hội nhập và phát triển, cùng cả nước trên con tàu vươn ra biển lớn hôm nay. Bia Phú Yên - Sài Gòn đã bật mở một tiềm năng, chắc chắn sẽ là một tay chèo mạnh mẽ...
(theo website nhà máy)
Văn phòng trông như một nhà Rông hoành tráng dáng vẻ Tây Nguyên bắt mắt du khách. Khởi công xây dựng từ trung tuần tháng 10 năm 1996, đến năm 1998, Nhà máy Bia Phú Yên mới chính thức đi vào sản xuất.
Phải bẩy năm sau, năm 2005 (thế là chậm, nhưng mà chậm còn hơn níu kéo mãi cơ chế cũ), Nhà máy tiến hành cổ phần hoá và liên doanh. Liên doanh với một trong những “anh cả đỏ” ngành Đồ uống Việt Nam, Tổng Công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (SABECO). SABECO góp vốn 51%, tỉnh Phú Yên 19%, CBCNV Nhà máy là cổ đông với tỷ lệ “khiêm tốn” 30%. Công ty Bia Phú Yên - Sài Gòn, công ty con của SABECO chuyển hướng sản xuất. Bốn phân xưởng sản xuất công nghệ CHLB Đức khá hiện đại, phân xưởng nấu, phân xưởng lên men, phân xưởng chiết và phân xưởng phụ trợ tận dụng tối đa công suất. Sản lượng hằng năm 18 triệu lít bia chai nhãn mác bia Sài Gòn, bia 333 lên tới 12 triệu lít! Và trong năm 2007 này đạt chỉ tiêu 20 triệu lít bia đóng chai.
Kĩ sư Hoàng Thanh Việt, Giám đốc điều hành cho chúng tôi biết: “Từ ngày cổ phần hoá và trở thành Công ty thành viên của SABECO, hơn 180 CBCNV Công ty, hầu hết là người vùng lúa, vùng biển Phú Yên, cần cù, chất phác đã có tư duy công nghiệp, tác phong công nghiệp khác hẳn trước kia. Ngay anh chị em bốn phòng chức năng, từ kĩ sư đến nhân viên kinh doanh, kế toán, tổ chức, hành chính... cũng không thể “lừ đừ” như hồi nào. Người nào việc ấy, giờ nào việc ấy, chính xác, khoa học, năng động. Ai cũng như bị cuốn theo nhịp điệu công nghiệp, coi sự nghiệp của Công ty như chính sự nghiệp của mình, cuộc sống bản thân mình”. “Thu nhập bình quân đầu người hàng tháng ra sao?” – Tôi hỏi. Kĩ sư Việt cười mủm mỉm, khoảng gần 3 triệu thôi, chưa phải cao lắm. Nhưng so mặt bằng sinh hoạt ở Phú Yên cũng không đến nỗi nào anh à...
Hoàng Thanh Việt là người kiệm lời, nhưng nhìn đôi mắt lấp lánh của anh, nghe tiếng cười hồn hậu của anh, tôi biết vị Giám đốc tuổi ngót ngũ tuần này còn lắm suy tư, tiềm tàng nhiều ý tưởng. Anh vốn người ở Tuy Hoà, tốt nghiệp khoa Hoá-Thực phẩm, trường Đại học Bách khoa TP. HCM, có mặt ngay từ những năm tháng Nhà máy còn chập chững. Thanh Việt nói, chị Trần Thị Tuyết Minh, Chủ tịch Hội đồng Quản trị của Công ty, nếu không bận công chuyện với Tổng Công ty trong Sài Gòn, chắc chắn sẽ cung cấp cho nhà báo nhiều vấn đề. Còn với tư cách Giám đốc điều hành, chỉ có thể trao đổi đôi điều vậy thôi. Lúc chia tay, tôi gặng hỏi thêm, kế hoạch từ nay đến 2010 thế nào, chỉ cần một con số thôi. Hoàng Thanh Việt giọng chắc nịch: 50 triệu lít/năm! Chà, gấp rưỡi bây giờ!
Đôi điều và một con số, nhưng thật lý thú. Lý thú nhất là từ cái mốc 2005, cổ phần hoá và liên doanh. Cổ phần hoá là xu hướng tất yếu thời kinh tế thị trường. Mỗi thành viên cổ đông đều có ý thức với đồng vốn mình đóng góp, với chất lượng sản phẩm mình làm ra, với chỉ tiêu sản lượng do chính mình đặt ra. Và liên doanh, liên kết cũng là một tất yếu, nhất là trên tiến trình hội nhập và phát triển, cùng cả nước trên con tàu vươn ra biển lớn hôm nay. Bia Phú Yên - Sài Gòn đã bật mở một tiềm năng, chắc chắn sẽ là một tay chèo mạnh mẽ...
(theo website nhà máy)
Một số hình ảnh mà cty A2S chụp khi nâng cấp Braumat V4.0 (S5) lên Braumat V5.3 (S7) cho nhà máy
Công ty CP dịch vụ và ứng dụng tự động A2S
Liên Hệ
Mr Nguyễn Trọng Huy
Email : lienhe@a2s.vn
Phone : 0903444912
Liên Hệ
Mr Nguyễn Trọng Huy
Email : lienhe@a2s.vn
Phone : 0903444912
Chuyên mục: Nhà Máy Bia
0 nhận xét