Cung cấp hệ thống điều khiển

product 1

Đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp của A2S đã có nhiều năm kinh nghiệm trong thiếu kế, triển khai và thi công các ...

Bảo trì chuyên nghiệp

product 1

Dịch vụ sữa chữa bảo trì hệ thống của A2S giúp quý khách hàng giảm bớt nỗi lo âu về tính ổn định...

Thiết bị điện, tự động hóa

product 1

Không chỉ cung cấp giải pháp thiết kế, sữa chữa, bảo trì, A2S còn là nhà phân phối các hãng thiết bị...

Người theo dõi

Được tạo bởi Blogger.

Khi nào “số phận” của PLC giống như máy đánh chữ?

Unknown | 07:54 | 0 nhận xét

Thế giới điều khiển khả trình đang hình thành “thế chân vạc”: PLC – PC công nghiệp – PAC. Hiện nay PLC vẫn chiếm thế thượng phong, tuy nhiên, liệu vị thế này tiếp tục được duy trì, hay nó sẽ có chung số phận và con đường như máy đánh chữ trong môi trường văn phòng? Dưới đây là bài viết thú vị về đề tài này của giáo sư Thomas R. Kurfess – kỹ sư sản xuất trưởng của trung tâm đại học quốc tế Clemson về nghiên cứu ô tô của BMW.

Một ngày kia nhân dịp thăm một nhà máy, tôi có cơ hội tham dự một hội thảo thú vị về tương lai của bộ điều khiển khả trình (PLC). Các hệ PLC ở nhà máy này đang trở nên “già cỗi” và cần thay thế. Và cuộc thảo luận nhấn trọng tâm vào tìm kiếm phần cứng sẽ thay thế cho các thế hệ PLC kia. Nổi lên thực sự có 3 giải pháp: thế hệ PLC mới, PC công nghiệp hoặc là bộ điều khiển tự động hóa khả trình (PAC).

A2S_PAC_PLC_PC.png

Ý kiến có vẻ thiên về giải pháp dùng thế hệ PLC mới nhiều hơn. Về cơ bản, thay thế hệ PLC cũ bằng hệ mới thì việc xuất code (viết bằng ladder logic) sẽ dễ dàng hơn nhiều. Vận hành viên nhà máy đã quá quen thuộc với PLC và ngôn ngữ ladder logic. Và lợi thế khác là PLC rất mạnh mẽ và được công nhận rộng rãi.

Nhưng một vấn đề lớn đặt ra là PLC lại khá đắt và ladder logic trở nên phức tạp và rối rắm nếu triển khai cho lập trình tiên tiến. Thực tế, ladder logic không chỉ là chủ đề thảo luận sôi nổi tại phòng hội thảo. Nhìn chung, ladder logic đều khó dạy và khó học. Nhiều sản phẩm mới có chương trình lập trình thân thiện và trực quan hơn nhiều nên nó được nhiều giảng viên cũng như sinh viên ưa chuộng. Thật may, nhiều chương trình đó cũng tương thích với ladder logic.

PC công nghiệp có nhiều tính năng như linh hoạt, lập trình trực quan, phần cứng dễ tích hợp và khả năng kết nối mạng mạnh mẽ. Đấy là nói về mặt tích cực. Còn về mặt tiêu cực, nếu bạn chấp nhận sử dụng PC cho nhà máy, đồng nghĩa với việc bạn chấp nhận khoản chi phí rất cao. Không những thế, bạn cũng xác định chấp nhận rủi ro lớn cho PC như dễ vỡ do đặc thù của môi trường công nghiệp gây ra, và không có gì đảm bảo là nó sẽ hoạt động “thời gian thực”. Thêm nữa, PC không sử dụng ngôn ngữ thang cuốn (ladder logic), do vậy kỹ thuật viên hay kỹ sư phải học để lập trình trong một môi trường khác.

Lựa chọn thứ 3 đề cập đến trong cuộc thảo luận sôi nổi đó là PAC. Nó có khả năng chạy ngôn ngữ thang cuốn, tuy nhiên có thể chạy ở nhiều định dạng như C, Java và LabVIEW. Nói một cách dễ hình dung thì những khả năng lập trình có trong PAC có thể đưa các hoạt động mà PLC đang đảm nhiệm lên một tầm cao mới trên nhiều khía cạnh như liên lạc và phát triển tương tác với người sử dụng.

Lợi ích PAC đem lại có thể chia thành 2 đầu mục. Thứ nhất là ứng dụng phần cứng, trong đó nó bổ sung độ linh hoạt và nhiều tính năng hơn so với PLC. Thứ 2 là phần mềm, trong đó nó tích hợp hệ điều hành thời gian thực của PC để đạt được các chức năng giống như PLC. Nói một cách khác, kết quả mà PAC mang lại đó là một hệ điều hành thời gian thực không khác PLC, nhưng lại có sự linh hoạt của PC.

Vậy, liệu PAC sẽ thay thế PLC và máy tính công nghiệp? Về phần mình, tôi nghĩ PAC sẽ phát triển giống như con đường mà máy tính đã đi đối với đời sống thường nhật.
(Suu tam)

Liên Hệ
Nguyễn Trọng Huy
Email : lienhe@a2s.vn
Phone : 0903444912

Chuyên mục: ,

0 nhận xét